Các lưu ý về an toàn trong dây chuyền sơn tĩnh điện

Trong dây chuyền sơn tĩnh điện, mỗi thiết bị, bộ phận đều đóng vai trò quan trọng tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Mọi sự lối hay lỗi kỹ thuật xảy ra dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến quá trình vận hành và chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Vì thế có những lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng giúp chúng ta có thể tránh khỏi các sự cố xảy ra ngoài ý muốn.

  • Lưu ý trong quá trình vận hành:

Khi lắp đặt dây chuyền sơn tĩnh điện, mỗi bộ phận đều cần phải tuân thủ và lắp đặt theo đúng quy trình, quy định của nhà sản xuất, đảm bảo từng khớp nối đều phải khớp nhau. Qúa trình thi công, lắp đặt cần có sự giám sát của kỹ thuật chuyên môn.

Trong khu vực sơn và buồng sơn, tất cả các thông số như : độ ẩm tương đối, nhiệt độ, tốc độ lưu chuyển của không khí trong buồng…không bao giờ được vượt quá giới hạn quy định, nếu không sẽ có rủi ro lớn đến an toàn lao động.

tu-dieu-khien

  • An toàn cháy nổ

Buồng sơn và buồng sấy là các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Vì thế, bắt buốc mỗi xưởng sơn phải có trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy để ứng phó kịp thời. Đặc biệt, không đặt các vật dụng dễ bắt lửa như: xăng hoặc dầu, bật lửa trong khu vực phạm vi bán kính 5m nơi đặt thiết bị.

Chú ý các dây dẩn điện không để tiếp đất, sử dụng lâu ngày hay nhiều va chạm bị tróc vỏ bảo vệ.

son-tinh-dien

  • Môi trường làm việc được đảm bảo:

Trong môi trường xưởng sơn tĩnh điện, nhất là khu vực bên trong buồng sơn có rất nhiều bụi sơn. Vì thế phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như: áo, mũ, găng tay, mặt nạ,…để bảo vệ thợ sơn. Người thợ tiếp xúc trực tiếp với công việc sơn nên chủ động tự có ý thức bảo vệ mình, tránh để sơn dính vào da hoặc vào đường hô hấp.

SON-TINH-DIEN

Buồng phun sơn phải lắp đặt hệ thống Bộ lọc bụi- Filter, Quạt hút. Quanh khu vực đặt buồng sơn phải có thiết bị thông gió để làm thoáng buồng sơn.

buong-son-tinh-dien

  • Vệ sinh thiết bị sau khi sơn:

Sau mỗi ca làm việc, Súng phun sơn, dây dẩn bột và toàn bộ buồng sơn nên được vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận để đảm bảo vệ sinh và không để bị tắc sơn, dẫn đến hư hỏng thiết bị. Chú ý vệ sinh tay súng, các đầu phun, tránh nước vấy vào cao áp là hư tay súng.

Các thiết bị sơn tĩnh điện và toàn bộ hệ thống dây chuyền cần được kiểm tra, bảo trì thường xuyên, để kịp thời phát hiện và sửa chửa các lỗi hay những thiết bị hư hỏng, kịp thời thay thế linh kiện mới, tránh ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống vận hành.

Tìm hiểu thêm về ” Các giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG

VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, KP1, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TPHCM
Tel:    028 37654200       Fax: 028 37654201        Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web : www.nguyenkhang.net

Phốt phát hóa (Phosphate)

Phốt phát hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phốt phát hoá là một phương pháp gia công bề mặt kim loại được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp để xử lý bề mặt kim loại, được coi là một trong những phương pháp chuẩn bị bề mặt kim loại tốt nhất trước khi sơn phủ hoặc nhúng dầu mỡ nhằm bảo vệ các chi tiết kim loại đen.

Màng phốt phát hoá chuyển hoá bề mặt kim loại thành một lớp bề mặt mới không còn tính dẫn điện và tính kim loại, có khả năng chống ăn mòn. Nhờ các tính chất đó người ta tạo ra công nghệ phốtphát hoá để sử dụng trong các nhà máy xử lý bề mặt kim loại.

Tác dụng

Tác dụng phổ biến nhất của nó trong thực tiễn là nhằm kéo dài tuổi thọ màng sơn phủ. Nếu nền kim loại khá trơ với các vật liệu sơn phủ thì lớp phốt phát hoá tạo ra lớp màng có nhiều lỗ xốp bám rất chắc với nền kim loại. Lớp này lại “thấm” sơn và như thế tạo thành lớp phủ đặc chắc gắn rất tốt với nền.

Trong trường hợp này chức năng của màng phốtphát hoá là:

  • Liên kết với nền kim loại
  • Lớp nền của màng sơn
  • Làm tăng độ bền bám của màng sơn
  • Chống ăn mòn dưới lớp sơn

Khi sử dụng màng phốtphát hóa làm lớp nền cho chất dẻo thì màng phốt phát hóa có tính năng và cơ chế tương tự như trên.

Ứng dụng

 

Ở các nước công nghiệp phát triển việc xử lý bề mặt trước khi sơn phủ là việc làm theo tiêu chuẩn bắt buộc để tăng cường độ bám của màng sơn cũng như tăng cường khả năng bảo vệ của màng trong điều kiện khí quyển.

Trong công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất là màng phốtphát hoá của các kim loại nặng như kẽm, sắt, măng gan. Các chế phẩm để xử lý bề mặt đều ở dạng thương phẩm rất thuận tiện cho người sử dụng.

Khuyến cáo

Rất có thể Quý doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc chưa có kinh nghiệm sử sụng qua loại hóa chất này. Có thể doanh nghiệp anh/chị đang dùng một loại hoá chất phosphate không tốt . Sau khi phốt phát xong, bề mặt sản phẩm bị bám bột, hoặc bị vàng gỉ ở các khe kẽ nhỏ, bị vàng gỉ nhiều khi phốt phát các loại tôn dầy, tôn cán nóng… Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ vấn đề kỹ thuật này trên thị trường. Chúng tôi  tin tưởng sản phẩm của công ty cung cấp sẽ khắc phục được toàn bộ những khuyết điểm trên. Sau khi phốt phát, bề mặt xám , cực mịn, không 1 chút vàng gỉ , có thể để được 1 tháng sau mới sơn , bám dính sơn cực tốt. Giá cả và chính sách bán hàng hợp lý với chất lượng tốt nhất.

Liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Vì sao Nhôm lại khó gỉ? Xử lý bề mặt Nhôm

Vì sao Nhôm lại khó gỉ? Xử lý bề mặt nhôm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều người cho rằng nhôm khó bị gỉ, thực ra so với sắt thì nhôm dễ bị gỉ hơn. Có điều khác là khi nhôm bị gỉ, bề mặt nhôm không bị rỗ, sần sùi như sắt mà tạo thành một bề mặt trơn láng.

Bản chất của lớp gỉ trên bề mặt kim loại chính là lớp oxyt kim loại do tác dụng của hơi ẩm kết hợp với oxy với kim loại tạo ra. Tác dụng của không khí ẩm với kim loại cũng giống loại muỗi hút máu người. Khi sắt bị gỉ sẽ tạo nên một lớp oxyt sắt xốp, oxy có thể lọt qua lớp sắt oxyt và gây rỉtiếp tục. Nhôm thì không giống như vậy. Khi nhôm tác dụng với oxy sẽ tạo thành một lốp nhôm oxyt (Al203). Lớp nhôm oxyt này bám rất chắc vào bề mặt nhôm nên ngăn không cho oxy tác dụng trực tiếp với nhôm giống như tấm màn chống muỗi không cho muỗi bám vào da để hút máu ngưòi.

Lớp màng oxyt này rất sợ axit và cả kiềm, vì vậy đồ dùng bằng nhôm chỉ thích hợp cho việc nấu cơm, đun nước mà không thích hợp để đựng các chất dễ sinh axit hoặc kiềm.

Thường có nhiều người không thích đồ dùng bằng nhôm mất vết bóng nên lấy cỏ, rơm, hoặc cát đánh cho bóng. Dùng cát để đánh bóng có thể đánh sạch hết lớp oxyt nhôm bảo vệ bề mặt nhôm do ma sát. Còn dùng cây cỏ có thể làm thoát ra những chất có tính kiềm như kali cacbonat có thể có phản ứng hóa học hòa tan lớp oxyt nhôm. Vì vậy các biện pháp đánh sạch bề mặt đồ dùng bằng nhôm như trên là không khoa học. Khi bạn dùng cách đánh bóng bề mặt nhôm, ngay lập tức bạn có thể có một bề mặt sáng bóng, nhưng không lâu sau, trên bề mặt nhôm lại xuất hiện một lớp nhôm oxyt bảo vệ. Nếu bạn lại tiếp tục đánh bóng, nhôm lại tiếp tục bị oxyt hóa và lại tiếp tục bị phủ một bề mặt mờ xám, mò đục. Sau mỗi lần đánh bóng, bề mặt nhôm lại mòn đi một ít và cứ thế thòi hạn sử dụng có thể giảm đi.

Lớp nhôm oxyt trên bề mặt rất mỏng, chỉ vào khoảng 0,0001mm hoặc dày hơn một chút. Trong công nghiệp, để tăng cưòng độ bền của các đồ dùng bằng nhôm người ta thường xử lý bề mặt nhôm bằng dung dịch natri sunfat 20% và dung dịch axit nitric 10% để tăng độ dày lớp oxyt nhôm. Chính vì vậy mà trên đồ dùng bằng nhôm mới thưòng có màu trắng xám đục hoặc màu vàng.

Tìm hiểu thêm

Hóa chất xử lý bề mặt nhôm

Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ trên bề mặt kim loại không sạch?

  •  Nồng độ hóa chất tẩy dầu trong bể tẩy dầu thấp –> Cần chuẩn độ và châm thêm hóa chất
  •  Hóa chất kém chất lượng –> Xem xét lại nhà cung cấp
  •  Kỹ thuật xử lý tại nhà máy.
Và các nguyên nhân khác, chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp để khắc phục sự cố.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Quy trình xử lý vui lòng tham khảo thêm tại link
Hotline tư vấn trực tiếp: KS. Hiếu (0906617986)
Tìm hiểu thêm thông tin “Giải pháp cho ngành sơn tĩnh điện”

Tại sao phải xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn?


Có 3 nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn

1/ Giảm độ bám dính: Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ…
2/ Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn
3/ Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn. Ăn mòn cũng có thể xẩy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng rulô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.
Nếu không xử lý bề mặt kim loại trước, sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu, và dẫn đến hư hỏng màng sơn.
Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phấ huỷ sau cùng.
a/ Phương pháp thủ công
–          Dùng dao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt.
b/ Phương pháp cơ khí
–          Dùng bàn chải điện hay bằng phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.
–          Thổi cát: đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về độ sạch, độ nhám bề mặt và thời gian thi công.
–          Khi thực hiện phương pháp này thì phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch khô, được tách dầu và nước có trong khí để tính tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sau khi xử lý dùng khí khô thổi sạch các tạp chất khi phun cát còn đọng trong các hốc và trên bề mặt.
c/ Phương pháp làm sạch bằng hoá chất
   –          Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit khi không thực hiện được bằng phương pháp thổi cát hay bằng các dụng cụ làm sạch khác.
Một số hóa chất sử dụng trong việc xử lý bề mặt kim loại, tole, thép, inox, nhôm. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn khâu xử lý. Hoặc truy cập vào link sau để tìm hiểu.

Sản phẩm bị vàng, ố, bề mặt phốt phát (phosphate) không đẹp sau khi xử lý

Nguyên nhân sản phẩm sau khi xử lý qua bể phốt phát bị vàng, ố, bề mặt phốt phát (phosphate) không đẹp
  • Hồ định hình bị lỗi –> Kiểm tra lại.
  • Tẩy dầu không sạch –> Xem lại các nguyên nhân tẩy dầu không sạch chúng tôi đã đưa ra trước đó
  • Hồ (bể) phốt phát không đạt điểm chuẩn –> Đo lại nồng độ và châm thêm hóa chất (xem lại Mục IV, phần 3 tại tài liệu hướng dẫn pha bể hóa chất xử lý chúng tôi đã cung cấp.
  • Bể phối phát bị nhiễm tẩy dầu, nhiễm axít –> Đo lại nồng độ và liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
    (Hình ảnh minh họa Thép chưa được xử lý và sau khi xử lý)
Chúng tôi cung cấp một số nguyên nhân cơ bản, trong quá trình xử lý bị lỗi, BP kỹ thuật tại nhà máy có thể chủ động thực hiện từng bước kiểm tra, nếu chưa khắc phục được hoặc sản phẩm ra vẫn chưa đạt theo yêu cầu, vui lòng gọi Hotline kỹ thuật của chúng tôi để được hướng dẫn hoặc trực tiếp khắc phục tại nhà máy.
Hotline tư vấn trực tiếp: KS. Hiếu (0906617986)
Tìm hiểu thêm thông tin “Giải pháp cho ngành sơn tĩnh điện”

Định hình

Chất định hình:

1./ Giới thiệu

Định hình bề mặt (Ký hiệu NK#DH) ngoài việc trung hòa nó còn đóng vai trò hoạt hóa cho quá trình phốt phát nhanh hơn, đều hơn, lớp phốt phát mịn hơn và sự bám sơn sẽ tốt hơn.

2./ Cách pha chế

  • Đổ nước công nghiệp vào khoảng ¾ dung tích bể.
  • Cho 1.5 kg hóa chất NK#DH vào 1000 L.
  • Khuấy cho tan đều, rồi châm nước đến vạch qui định. Sau khi khuấy kỹ, đo độ pH của dung dịch.
  • Nếu pH < 8 thì: Dùng SODA ASH hòa tan trong nước rồi châm từng phần nhỏ khuấy đều và dùng giấy quỳ tím để xác định độ pH sao cho nằm trong khoảng pH = 8 – 10.
  • Thông thường sau khi pha xong pH của dung dịch trong khoảng 8 – 10.

3./  Cách kiểm tra dung dịch

 * Đo độ kiềm tổng T.Al

  • Lấy 10ml dung dịch định hình cho vào bình tam giác 250ml, thêm 1 – 2 giọt NK-CTM-BrB, chuẩn độ với dung dịch NK-AS#01. Điểm cuối khi dung dịch mẫu chuyển từ màu xanh dương sang vàng nhạt. Số ml của dung dịch T#20 chính là số điểm của T.Al.
  • Duy trì số điểm của T.Al trong khoảng 1.5 – 3,5 điểm bằng cách thêm hóa chấtNK#DH
  • Mỗi ca làm việc (8 tiếng) nên châm thêm vào bể khoảng từ 200g – 800g hóa chất  NK#DH cho 1000L (Lượng hóa chất NK#DH thêm vào phụ thuộc vào lượng hàng đã xử lý trong ngày). Thường xuyên kiểm tra độ pH vì bể này dễ bị nhiễm acid từ khâu tẩy gỉ mang vào. Dùng SODA ASH  để đưa độ pH lên nếu giá trị pH nhỏ hơn 8.

* Lưu ý: Nếu pH < 8, dung dịch sẽ không làm việc mặc dù đã châm thêm hóa chất NK#DH vào.

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất

 

Tăng tốc (xúc tác tăng tốc) – Hóa chất xử lý bề mặt kim loại

tang toc

Xúc tác – Tăng tốc: Rút ngắn thời gian trong quá trình phosphate hóa.

Kiểm tra nồng độ  chất tăng tốc

Nồng độ chất tăng tốc trong dung dịch được xác định bằng điểm. Nồng độ tối ưu nằm trong khoảng 6 – 10 điểm. Để xác định điểm này ta dùng ống tạo bọt. Đổ dung dịch đầy ống rồi cho vào khoảng ½ muỗng cà phê chất NK-SuA rồi dùng lòng bàn tay bịt chặt miệng ống và dựng ngược lên cho chất bột lọt vào phía trong ống. Sau đó để ống đứng yên trong vòng 1-2 phút. Thể tích không khí chiếm chỗ trong ống chính là số điểm của chất tăng tốc.

Nồng độ chất tăng tốc sẽ bị mất dần trong quá trình làm việc thậm chí ngay cả khi không làm việc. Do đó ngay đầu giờ  làm việc  ta phải thêm NK#TT vào  kết hợp với khuấy đều. Thông thường để tăng 1 điểm ta cần cho vào bể khoảng 150g NK#TT cho 1000 L dung dịch.

 

Phosphate kẽm – Hóa chất xử lý bề mặt kim loại

phosphate kem 1

Phosphate kẽm:

1./ Giới thiệu:

Hóa chất phosphate NK#ZnP dùng để tạo ra lớp phốt phát kẽm trên bề mặt kim loại.

Các đặc điểm chính và lợi ích của loại hóa chất này là:

  • Lớp này có khả năng chống gỉ tốt
  • Tăng độ bám cũng như độ đàn hồi của lớp sơn bên ngoài.
  • Nhiệt độ làm việc của bể ở nhiệt độ thường.
  • Thời gian phốt phát 15-20 phút.

* Hóa Chất Dùng Để Pha Bể :

  • NK#ZnP: Phosphate kẽm.
  • NK#TT: Dùng để tăng tốc độ tạo ra lớp phốt phát.
  • SODA ASH: Dùng để điều chỉnh NONG DO acid tự do.

 2./ Cách pha bể ban đầu:

  • Đổ nước công nghiệp vào khoảng ¾ dung tích làm việc của bể.
  • Từ từ đổ hóa chất NK#ZnP vào với hàm lượng 60 kg cho 1000 L dung dịch, khuấy đều.
  • Đổ thêm nước vào đến vạch qui định và khuấy đều.
  • Từ từ cho vào bể 2 kg hoá chất SODA ASH (đã pha loãng với nước) cho mỗi 1000L dung dịch và khuấy đều.
  • Từ từ  cho vào bể 2.2 kg hóa chất NK#TT cho mỗi 1000 L dung dịch và khuấy đều.
  • Sau khi pha xong khuấy kỹ trong vòng 15 – 20 phút cho hóa chất tan đều, sau đó kiểm tra lại các thông số kỹ thuật:
  • Acid tổng  : T.A  = 22 – 27 điểm.
  • Acid tự do : F.A  = 0.5 – 0.7 điểm.
  • Tăng tốc   :  AC  = 4 – 7  điểm.
  • Nếu các tham số trên đã thỏa mãn thì bể đã sẵn sàng ở điều kiện làm việc.

 3./ Cách kiểm tra dung dịch và châm thêm:

Hàng ngày, trước mỗi ca làm việc nên kiểm tra dung dịch và châm thêm hóa chất.

 Kiểm tra acid tổng T.A:

  • Dùng pipette lấy 10 ml mẫu thử từ bể phốt phát cho vào bình tam giác 200ml, cho vào 2-3 giọt chất NK-CTM#PhN. Sau đó chuẩn độ với dung dịch NK-Na#01. Điểm kết thúc khi dung dịch mẫu chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt bền. Số ml của dung dịch NK-Na#01 đã sử dụng chính là số điểm của acid tổng T.A.
  • Cách chuẩn độ:
  • Duy trì số điểm của T.A trong khoảng 20 – 30 điểm. Để tăng T.A lên 1 điểm cần thêm vào khoảng 2.5 kg  hóa chất NK#ZnP cho mỗi 1000 L dung dịch.

Tham khảo tiếp tại liệu về phosphate

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất

Tẩy dầu axit – Tẩy dầu nước – Hóa chất xử lý bề mặt kim loại

Tẩy dầu nước (tẩy dầu axit):

1./ Giới thiệu:

Tẩy dầu nước – Ký hiệu NK#ATD Là dung dịch dạng lỏng có tính axit, được chế tạo cho việc tẩy dầu mỡ ở nhiệt độ thường với hàm lượng 50g/l và thời gian từ 20 -30 phút bằng phương pháp nhúng. Đặc biệt, NK#ATD dùng để tẩy dầu mỡ không những cho thép dầu mà còn dùng để tẩy dầu mỡ cho thép đã mạ kẽm mà không làm hư hỏng lớp kẽm.

2./ Cách pha chế:

  • Tính lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích cần pha với nồng độ 50kg/1000 L.
  • Cho vào bể khoảng ¾ thể tích nước công nghiệp.
  • Từ từ cho hoá chất NK#ATD vào bể kết hợp với khuấy, hoặc hòa tan với nước từng phần nhỏ rồi cho vào bể.
  • Đổ thêm nước đến vạch qui định và khuấy kỹ trước khi sử dụng.

3./ Cách kiểm tra nồng độ bể tẩy dầu, châm thêm hàng ngày:    

     Kiểm tra độ kiềm tự do F.Al:

  • Dùng pipette lấy 5 ml mẫu dung dịch cho vào bình tam giác 200ml, cho vào 3-5 giọt chất NK-CTM#PhN, rồi chuẩn độ với dung dịch NK-AS#01 cho đến khi mẫu chuyển từ màu hồng sang không màu. Số ml dung dịch NK-AS#01 đã dùng chính là số điểm của độ kiềm tự do F.Al. Thông thường, F.Al = 24 – 27 điểm.

Trong quá trình sản xuất, độ kiềm tự do F.Al sẽ giảm. Để tăng F.Al lên 01 điểm phải dùng khoảng 1.8 kg hóa chất NK#ATD cho 1000 L dung dịch.

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất